Đã từ lâu, ô nhiễm không khí đã trở thành vấn đề toàn cầu. Trong đó lượng khói mù tức là kết quả của phản ứng quang – hóa học giữa ánh nắng mặt trời và HC chưa cháy hết cùng với Nox. Các chất ô nhiễm này kết hợp cùng với nhau dưới tác dụng của ánh sáng tạo thành khói mù màu nâu sẫm gây kích thích ở mắt, mũi và cổ họng của con người. Khói mù cũng độc hại đối với thực vật và động vật, gây hư hại vật liệu chất dẻo, sơn, cao su,…được sử dụng trên xe ôtô.
Theo các quy định của luật môi trường, các công ty xe hơi buộc phải xử lý ba dạng khí thải xe hơi: hơi dầu bôi trơn và khí thoát ra từ hộp trục khuỷu, có thể đi vào không khí; khí xả vào không khí qua ống xả; và khí bay hơi từ hệ thống nhiên liệu. Tuy nhiên việc xử lý khói xả không dễ dàng, việc hạn chế nó vẫn còn đang được thực hiện cho đến ngày nay. Để hạn chế được các chất thải gây ra từ động cơ các nhà thiết kế đã tìm ra phương thức quản lý chúng thông qua các thiết bị chẩn đoán như OBD-II, đây là tập hợp các quy định nhằm giảm khí xả của xe đang sử dụng bằng cách yêu cầu hệ thống quản lý động cơ OEM liên tục giám sát hệ thống truyền động công suất và hệ thống kiểm soát khí xả và các hư hỏng hoặc sự xuống cấp.
Để tuân thủ OBD-II, EMS phải giám sát hầu như toàn bộ hệ thống kiểm soát khí xả và các bộ phận có thể tác động đến khí xả. OBD-II yêu cầu đèn chỉ thị sự cố (MIL) thấy được đối với người sử dụng xe, đèn phải sáng và xác lập mã sự cố khi có vấn đề ở hệ thống/bộ phận được giám sát hoặc khi phát hiện các tham số tác động đến khí xả của xe bị sai lệch so với giá trị tiêu chuẩn. Trong hầu hết các trường hợp, OBD-II phải phát hiện sự cố sau hai chu kỳ truyền động.
Hình 1: Màn hình chẩn đoán ST 8000
1. Phím chức năng nguồn ON/OF; 2. Bộ nguồn và kết nối
Các yêu cầu giám sát chính của OBD-II bao gồm:
- Các bộ phận/hệ thống kiểm soát khí xả chính.
- Bộ xúc tác
- Mất lửa
- Hệ thống bốc hơi
- Hệ thống nhiên liệu
- Cảm biến oxy
- Hệ thống tái tuần hoàn khí xả
- Hệ thống phun không khí thứ cấp
- Hệ thống xúc tác nóng
- Các bộ phận được bảo hiểm
OBD-II yêu cầu đầu nối bất kỳ, qua đó có thể tiếp cận hệ thống chẩn đoán kiểm soát khí xả để kiểm định, sửa chữa chẩn đoán, bảo trì phải là tiêu chuẩn đồng nhất trên mọi xe hơi và động cơ, sự tiếp cận hệ thống chẩn đoán kiểm soát khí xả qua các đầu nối đó phải không bị cản trở và không đòi hỏi mã truy cập hoặc thiết bị bất kỳ chỉ khả dụng từ nhà chế tạo xe.
Lợi ích của OBD-II được thiết kế, ngoài việc giảm ô nhiễm không khí, một trong lợi ích quan trọng nhất là sự tiêu chuẩn hóa. Sự ghi nhận dữ liệu, chẩn đoán, và giao diện được tiêu chuẩn hóa là vấn đề lớn đối với xưởng sửa chữa độc lập, nếu không có điều này họ phải chi phí rất cao để có các công cụ chẩn đoán thích hợp cho từng model. OBD-II cung cấp đầu nối chẩn đoán đồng nhất cho mọi xe chế tạo từ năm 1996 đến nay, cho phép một thiết bị chẩn đoán nối vào xe bất kỳ lưu thông. Sự tiêu chuẩn hóa, về cơ bản cho phép một công cụ quét làm việc trên xe bất kỳ. OBD-II cung cấp bộ mã sự cố được thiết kế để giúp nhận biết bộ phận bị hư. Nó cung cấp thông tin chẩn đoán thời gian thực, liên tục cập nhật dữ liệu tham số động cơ, trong đó hệ thống này lưu các điều kiện vận hành của động cơ cho đến khi phát hiện sự cố.
Hình 2: Bộ đầu nối OBD-II và đầu nối cho xe Châu Âu
1 | Cáp VW SKODA | 7 | Cáp MERCEDES |
2 | Cáp FIAT, LANCIA, ALFA | 8 | Cáp BMW |
3 | Cáp OPEL | 9 | Cáp CTTROEN PEUGEOT 020 |
4 | Cáp EOBD | 10 | Cáp FORD |
5 | Cáp CITROEN PEUGEOT | 11 | Cáp FORD 060 |
6 | Cáp RENAULT | 12 | Bộ chuyển đổi cho chương trình MULTIPLEXER |
Hiện nay, OBD-III đã xuất hiện, mục đích chính là kịp thời chẩn đoán chính xác các sự cố kể cả những nguy cơ tiềm ẩn, thông báo cho chủ xe và các công ty dịch vụ, tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa sớm, do đó có thể tiết kiệm chi phí, thời gian, tăng tính an toàn và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.