Xe Talos là sản phẩm của nhóm nghiên cứu MIT phát triển trên chiếc xe nguyên mẫu Land Rover LR3 tham gia cuộc thi thách thức đô thị UCE do bộ quốc phòng Mỹ tổ chức. Trong bài viết này sẽ giới thiệu các cảm biến trên xe Talos đã tham gia cuộc thi UCE năm 2007.
Xe Talos là sản phẩm của nhóm nghiên cứu MIT phát triển trên chiếc xe nguyên mẫu Land Rover LR3 tham gia cuộc thi thách thức đô thị UCE do bộ quốc phòng Mỹ tổ chức. Trong bài viết này sẽ giới thiệu các bộ phận chính trên xe Talos đã tham gia cuộc thi UCE năm 2007.
Vào tháng 11 năm 2007 cơ quan nghiên cứu tiên tiến quốc phòng Mỹ DARPA đã tiến hành tổ chức cuộc thi cuộc thi Thách thức đô thị UCE-DARPA, đó là lần thứ 3 trong một loạt các cuộc thi nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển phương tiện tự lái cho lực lượng quốc phòng. Cuộc thi thách thức đô thị UCE giới thiệu một kịch bản giao thông đô thị vào trong cuộc thi. Mục tiêu ngắn hạn của cuộc thi nhằm phát triển một chiếc xe tự lái có khả năng vượt qua được đợt kiểm tra của bang California. Xe Talos là sản phẩm của nhóm nghiên cứu MIT phát triển trên chiếc xe nguyên mẫu Land Rover LR3 tham gia cuộc thi thách thức đô thị UCE. Trong bài viết này tác giả giới thiệu về cấu trúc tổng thể của hệ thống xe Talos.
Xe tự lái còn được biết đến như là một chiếc xe robot , hoặc xe không người lái. Nó có khả năng thực hiện các khả năng vận chuyển như một chiếc xe truyền thống. Xe tự lái có khả năng nhận thức môi trường xung quanh và tự động điều hướng mà không cần sự tác động trực tiếp của con người. Cho đến nay, xe tự lái tồn tại hầu hết ở dạng thử nghiệm, nhưng chúng sẽ được phổ biến tương lai không xa. Trong bài viết này tác giả sẽ giới thiệu lịch sử phát triển của xe tự lái.
Ngày nay xe chạy tự động là một trong những hướng phát triển tương lai của xe ô tô trên thế giới. Giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về phương tiện này, trong bài viết tác giả giới thiệu các thiệt bị hỗ trợ cơ bản cho xe chạy tự động.
Trong năm 2021,VinFast vừa công bố sẽ ra mắt và bán 3 mẫu ô tô điện mới tại Việt Nam, như vậy việc vận hành và bảo trì xe điện có tốn hơn xe truyền thống (là xe động cơ đốt trong) hay không. Trong bài viết này tác giả sẽ đưa ra một vài so sánh để mọi người có thêm góc nhìn về xe điện.
Trong những năm gần đây trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt dần, thì nhiên liệu thay thế ngày được quan tâm. Nhằm có cái nhìn tổng quan về tính kinh tế của các loại nhiên liệu thay thế, trong bài báo này tác giả trình bày các tiêu chuẩn về kỹ thuật và kinh tế để so sánh giữa các loại ô tô sử dụng nhiên liệu thay thế.
Nhiên liệu thay thế đang trở thành một chủ đề rất được quan tâm trong những năm gần đây khi nguồn năng lượng hóa thạch của chúng ta đang cạn kiệt dần. Việc nghiên cứu về nhiên liệu thay thế đã mang lại một số kết quả, mở đường cho một hướng giải quyết về vấn đề năng lượng cho chúng ta trong tương lai. Một số loại nhiên liệu sinh học đang được sử dụng trên động cơ đốt trong truyền thống như biodiesel, xăng sinh học, cồn ethanol. Những loại nhiên liệu này có thể sử dụng trực tiếp trên động cơ đốt trong truyền thống mà chỉ cần những thay đổi nhỏ ở hệ thống cung cấp nhiên liệu. Bên cạnh đó là một số loại ô tô có những thay đổi hoàn toàn về mặt kết cấu cũng như động cơ đang được các hãng nghiên cứu phát triển. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại ô tô này.
Trục các đăng dùng để truyền mô men từ hộp số hay hộp phân phối đến các cầu chủ động, truyền mô men đến các bánh xe chủ động là các bánh dẫn hướng hoặc truyền đến bộ phận trích dẫn công suất. Trong bài viết này tác giả sẽ trình bày tháo lắp trục các đăng, điều này có vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực của xe ô tô.
Hệ thống phanh trên ô tô thuộc hệ thống an toàn của xe. Chúng đảm nhận nhiệm vụ giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng hẳn trong những trường hợp cần thiết. Để đảm bảo quá trình hoạt động trơn tru của hệ thống thì cần thường xuyên bảo dưỡng hệ thống này. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu cách tháo lắp cụm phanh đĩa, một trong những công việc bắt buộc khi bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh.
Hệ thống lái trợ lực thủy lực là bước tiến quan trọng trong lịch sử ngành công nghiệp xe hơi. Trợ lực thủy lực cho phép điều khiển xe với lực tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo cảm giác lái tốt. Cảm giác lái chân thực là ưu điểm nổi bật của hệ thống lái trợ lực thủy lực. Với nguyên lý hoạt động dựa vào áp suất dầu, tạo phản ứng với mặt đường khiến lái xe cảm nhận rõ nét lực đẩy ngược lại lên vô lăng. Mặt khác, tốc độ nhả vô lăng về vị trí trung tâm của trợ lực thủy lực diễn ra nhanh chóng, tạo điều kiện cho xe thăng bằng tốt hơn. Trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày các bước tháo lắp một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống lái trợ lực thủy lực, đó là bơm trợ lực thủy lực.