SO SÁNH CÔNG NGHỆ AN TOÀN CHỦ ĐỘNG VỚI CÔNG NGHỆ AN TOÀN BỊ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ

Thứ tư - 01/06/2022 16:30

Đi cùng với những tiến bộ về kỹ thuật, các hệ thống an toàn trên xe đang dần hoàn thiện và tối ưu hơn, giúp giảm thiểu các tai nạn và chấn thương đối với người tham gia giao thông. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tường tận về hệ thống an toàn này. Trong hệ thống an toàn được phân thành hai loại tính năng: Chủ động và bị động. Để dễ hiểu, tính năng an toàn chủ động giúp “phòng cháy”, ngược lại tính năng an toàn bị động lại giúp “chữa cháy”.

Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để phân hạng xe và ảnh hưởng đến quyết định mua xe của người dùng bên cạnh các yếu tố như thiết kế, khả năng vận hành hay giá tiền.

1. Một số hệ thống an toàn đang được sử dụng trên ô tô

1.1. Hệ thống an toàn chủ động
- Hệ thống chống bó cứng phanh (Anti-lock Braking System - ABS)
- Hệ thống cân bằng điện tử (Electronic Stability Control - ESC)
- Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control - ACC)
- Hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động (Active Park Assist - APA)
- Hệ thống phanh tự động khẩn cấp (Autonomous Emergency Braking - AEB)
- Hệ thống đèn pha tự động (Automatic High-Beams - AHB)
- Hệ thống cảnh báo điểm mù (Blind-Spot Monitor - BSM)
- Hệ thống cảnh báo va chạm trước (Forward Collision Warning - FCW)

1.2. Hệ thống an toàn bị động
- Khu vực hấp thụ lực va chạm (Crumple Zones)
- Khung cabin xe
- Phần kết cấu bảo vệ bên hông xe
- Túi khí
- Dây an toàn
- Tựa đầu

2. Ưu, nhược điểm của hệ thống an toàn chủ động

Có thể thấy rằng hệ thống an toàn chủ động mang lại rất nhiều tiện ích giúp giảm thiểu và phòng tránh rủi ro cao, thì nó vẫn tồn tại một số những hạn chế như:

2.1. Hệ thống cảnh báo điểm mù:

- Chỉ phát hiện các phương tiện trên đường cao tốc mà không phát hiện các vật thể khác như xe máy, xe đạp, con người;

- Bị ảnh hưởng bởi thời tiết: mưa, bão, tuyết,… ;

- Nếu tốc độ xe từ 10 - 35km/h, hệ thống sẽ không thể hoạt động.

2.2. Hệ thống cảnh báo lệch làn đường:

- Trong nhiều trường hợp bị ảnh hưởng bởi thời tiết như: mưa, ẩm, bụi bẩn hoặc đi vào khu vực đường tối khiến camera mờ và hoạt động không chính xác;

- Vạch kẻ đường quá mỏng khiến cho hệ thống khó nhận diện và cảnh báo.

2.3. Hệ thống chống bó cứng phanh:

- Ưu điểm cũng chính là nhược điểm của hệ thống chống bó cứng phanh ABS đó là việc hệ thống phanh làm nhiệm vụ hỗ trợ cho người lái xe sẽ dẫn đến lơ là, mất cảnh giác và phụ thuộc vào tính năng an toàn chủ động này.

2.4. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động: 

- Hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động thường xuyên sử dụng đánh lái chết, điều này tác động xấu đến rô-tuyn và làm nhanh mòn vỏ xe;

- Hệ thống không phát hiện ra được nắp cống, hố ga và những vật cản nhỏ trong khu vực đâu xe;
- Các cảm biến bị ảnh hưởng xấu bởi thời tiết như mưa, gió, băng, tuyết;
- Một số hệ thống nếu đang hoạt động đỗ nhưng nếu phát hiện vật cản (một ai đó đi ngang qua) hệ thống lập tức hủy đi và phanh khựng lại.

2.5. Hệ thống đèn pha tự động:

Mặc dù có nhiều công dụng hữu ích nhưng bởi vì chi phí sản xuất còn khá cao nên đèn pha tự động không được ứng dụng phổ biến trên tất cả các dòng xe. Hiện nay, chỉ các mẫu xe ở phân khúc trung - cao cấp mới được ứng dụng công nghệ tiên tiến này.

2.6. Hệ thống cảnh báo va chạm:

-  Là thiết bị cảnh báo bằng âm thanh nên tài xế chỉ biết có vật cản ở phía sau mà không biết cụ thể đó là vật cản gì;

- Đối với các ổ gà, ổ voi thì thiết bị khó có thể cảnh báo được;

-  Ngoài ra có một số hành khách không quen với âm thanh của thiết bị đưa ra nên có thể gây đôi chút khó chịu.

Nguồn tin: Lê Đức Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây