PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ MÒN CỦA LỐP XE Ô TÔ

Thứ sáu - 25/12/2020 16:31

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ MÒN CỦA LỐP XE Ô TÔ

        Lốp xe là một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính thông qua khi di chuyển trên các điều kiện đường khác nhau. Nguyên nhân lớn nhất ở lốp xe gây nên sự tổn hao hiệu suất truyền động là độ mòn lốp do lực ma sát phát sinh khi lốp quay trượt trên đường. Độ hao mòn lốp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, làm cho việc lái xe trở nên không an toàn. Khi lốp không bám đường sẽ có thể gây mất kiểm soát chiếc xe và xảy ra tai nạn. Do đó việc phân tích các nguyên nhân, làm giảm hiện tượng mòn lốp xe là rất quan trọng. 

       Lốp xe là một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính thông qua khi di chuyển trên các điều kiện đường khác nhau. Nguyên nhân lớn nhất ở lốp xe gây nên sự tổn hao hiệu suất truyền động là độ mòn lốp do lực ma sát phát sinh khi lốp quay trượt trên đường. Độ hao mòn lốp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, làm cho việc lái xe trở nên không an toàn. Khi lốp không bám đường sẽ có thể gây mất kiểm soát chiếc xe và xảy ra tai nạn.

A. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ mòn lốp.

Các loại lốp xe ô tô sau khi đi được một thời gian sẽ bị mòn. Tuy nhiên mòn sớm hay muộn còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau :

1. Áp suất lốp

  • Nếu ta bơm lốp quá non hoặc quá căng đều làm cho áp suất lốp không đúng tiêu chuẩn và như vậy lốp sẽ không phẳng khi nó tiếp xúc với mặt đường dẫn đến mòn nhanh.
  • Áp suất lốp quá cao khiến nó bị cứng, không triệt tiêu được các chấn động từ mặt đường dẫn đến xe chạy không êm. Mỗi xe có một áp suất tiêu chuẩn ứng với tải trọng và đặc tính của nó vì vậy khi bơm lốp cần chú ý điều này.
  • Ngược lại, áp suất lốp quá thấp sẽ khiến lốp bị bẹp, làm tăng diện tích tiếp xúc với mặt đường do vậy tăng sức cản khiến cho tay lái nặng hơn. Mặt khác nếu áp suất giữa các lốp không đều nhau, sức cản giữa các lốp bên trái hay bên phải không đều dẫn đến hiện tượng xe bị lạng sang một bên.
  • Mòn ở hai vai hoặc phần giữa lốp: Nếu áp suất lốp quá thấp, các vai mòn nhanh hơn phần giữa.Sự quá tải cũng gây ra hậu quả như vậy.Nếu áp suất lốp quá cao, phần giữa mòn nhanh hơn các vai.
  • Hình 1: Lốp xe không đủ tiêu chuẩn
  • Mòn phía trong hoặc phía ngoài.

Mòn do quay vòng được thể hiện ở hình bên trái là do quay vòng ở tốc độ quá mức. Sự biến dạng hoặc độ rơ quá mức của các bộ phận của hệ thống treo ảnh hưởng đến độ chỉnh của bánh trước làm cho lốp mòn không bình thường. Nếu một bên hoa lốp của lốp mòn nhanh hơn bên kia, nguyên nhân chính có thể là độ quặp của bánh xe không chính xác.
 



Hình 2: Lốp xe áp suất quá lớn

  • Ngoài ra, việc không đảm bảo các tiêu chuẩn về áp suất lốp sẽ gây ra hiện tượng sóng đứng & lướt nổi (lướt ván) khi điều khiển xe.

2. Tải trọng.

  • Tải trọng lớn làm tăng độ mòn của lốp cũng giống như khi lốp non. Lốp mòn nhanh hơn khi xe chở nặng vì lực ly tâm lớn hơn khi quay tác động vào xe sẽ làm phát sinh lực ma sát lớn hơn giữa lốp và mặt đường.
  • Áp suất lốp không đủ, vai lốp mòn nhanh hơn phần giữa. Sự quá tải cũng gây ra hậu quả như vậy. Nếu áp suất lốp quá lớn, phần giữa mòn nhanh hơn vai.

3. Cân chỉnh thước lái bị lệch.

  • Cân chỉnh bánh xe hay cân chỉnh thước lái, là điều chỉnh bánh lái của xe và hệ thống treo, là hệ thống kết nối và kiểm soát chuyển động của bánh xe. Đây không chỉ đơn giản là cân chỉnh lốp xe hay bánh xe.
  • Hình 3: Các giá trị góc đặt của bánh xe không đúng
  • Mục đích quan trọng của việc cân chỉnh là canh chính xác góc đặt của lốp xe và độ tiếp xúc với mặt đường dựa vào các thông số của nhà sản xuất xe quy định cho góc camber, góc toe và góc caster.

 4. Tốc độ của xe

  • Các lực dẫn động và phanh, lực ly tâm lúc quay vòng tác động vào lốp tăng theo tỷ lệ bình phương của tốc độ xe. Do đó, việc tăng tốc độ xe sẽ làm tăng các lực này lên gấp bội, và tăng lực ma sát giữa hoa lốp và mặt đường; và do đó làm tăng tốc độ mòn của lốp.
  • Ngoài các yếu tố này, điều kiện của đường cũng có ảnh hưởng mạnh đến độ mòn của lốp: rõ ràng là đường thô nhám làm cho lốp mòn nhanh hơn đường nhẵn.

5. Quãng đường phanh.

  • Độ mòn của lốp không ảnh hưởng nhiều đến quãng đường phanh trên mặt đường khô. Tuy nhiên, trên mặt đường ướt quãng đường phanh sẽ dài hơn đáng kể.
  • Tính năng phanh bị kém đi vì hoa lốp đã mòn đến giới hạn nó không thể xả nước giữa hoa lốp và mặt đường, dẫn đến hiện tượng lướt nổi.
  • Hình 4. Mối quan hệ giữa quãng đường phanh và áp suất lốp

B. Biện pháp thực hiện để tránh lốp mòn không đều

          - Xác định nguyên nhân gây mòn lốp. Từ đó bảo dưỡng, điều chỉnh thay thế các bộ phận là nguyên nhân của việc mòn lốp.

          - Thực hiện thay thế lốp khi lốp cũ, hư hỏng nặng

          - Đảo lốp( đảo vị trí các bánh xe) để làm các lốp có độ mòn giống nhau.

Vì tải trọng đặt lên các lốp trước và sau khác nhau, nên mức mòn cũng khác nhau. Do đó cần thường xuyên luân chuyển lốp để chúng mòn đều.
Hình 5. Sơ đồ đảo lốp xe ô tô con theo bánh xe và khu vực

                                                                                                                                                            Tác giả: Phạm Văn Trọng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây