Hiện nay, năng lượng hóa thạch truyền thống đang dần cạn kiệt, để phát triển bền vững kinh tế, cũng như bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đối với mọi quốc gia. Do đó vấn đề tiết kiệm năng lượng, cũng như khai thác các nguồn năng lượng tái tạo đang được ưu tiên phát triển ở ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Trong bài báo này sẽ giới thiệu sự phát triển hệ thống phanh thu năng thủy lực trên thế giới.
Hiện nay, nhiên liệu và ô nhiễm môi trường đang là thách thức đối với các hãng sản xuất ô tô. Năng lượng truyền thống đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng đã và đang là những vấn đề mang tính toàn cầu. Một trong những giải pháp để giảm thiểu vấn đề nêu trên được các hãng xe đưa ra là chế tạo ra những dòng xe hybrid. Trong bài báo này sẽ giới thiệu về hệ thống phanh tái sinh trên ô tô kiểu pin điện.
Việc thay đổi hệ thống thủy lực sang hệ thống lái hoàn toàn bằng điện (Hệ thống lái trợ lực điện, EPS) đang được sử dụng trên hầu hết ô tô trong những năm qua. Hệ thống lái EPS ban đầu giới hạn ở các loại ô tô cỡ nhỏ, vì công nghệ phát triển động cơ điện bị giới hạn. Tuy nhiên, các dòng động cơ điện nhỏ gọn công suất lớn và kiểm soát số vòng quay phát triển nhanh nên hệ thống lái EPS được áp dụng trên xe du lịch. Trong bài báo này sẽ giới thiệu các loại hệ thống lái trợ lực điện.
Ngày nay, trên những xe hiện đại đều không thể thiếu vắng các cảm biến. Nhờ tín hiệu của nhiều loại cảm biến ở nhiều vị trí khác nhau gửi về hệ thống trung tâm, người điều khiển có thể dễ dàng phát hiện ra xe hơi đang gặp phải vấn đề gì. Các loại cảm biến trên ô tô giữ vai trò khác nhau, xác định và ngăn chặn các vấn đề tiềm tàng trước khi các hư hỏng lớn xảy ra, từ đó giúp xe luôn vận hành trơn tru, hiệu quả và an toàn. Trong bài báo này sẽ giơi thiệu các loại cảm biến trong hệ thống lái trợ lực thủy lực điều khiển điện tử.
Hiện nay, nhiên liệu và ô nhiễm môi trường đang là thách thức đối với các hãng sản xuất ô tô. Năng lượng truyền thống (năng lựợng hóa thạch) đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng đã và đang là những vấn đề mang tính toàn cầu. Một trong những giải pháp để giảm thiểu vấn đề nêu trên được các hãng xe đưa ra là chế tạo ra những dòng xe hybrid. Một chiếc xe sử dụng hai nguồn động lượng: một động cơ đốt trong và một thiết bị tích trữ năng lượng thì được gọi là hệ thống hybrid . Hiện nay, hệ thống xe hybrid kết hợp giữa động cơ đốt trong và động cơ điện được sử dụng khá phổ biến. Hệ thống này thường được chia làm 3 kiểu truyền lực: kiểu nối tiếp, kiểu song song và kiểu hỗn hợp. Dù là kiểu hệ thống truyền lực nào đi nữa thì hệ thống hybrid đều phải có các bộ phận như động cơ đốt trong, mô tơ điện và máy phát điện và ắc quy cao áp. Một trong những yếu tố giúp dòng xe này tiết kiệm nhiên liệu đó là nó tận dụng được năng lượng tái tạo khi xe giảm tốc thông qua hệ thống phanh tái sinh năng lượng. Trong bài báo này sẽ giới thiệu về hệ thống phanh tái sinh trên ô tô kiểu lò xo cuộn.
Đội Tartan Racing đã phát triển chiếc xe tự lái Boss, dựa trên chiếc xe nguyên mẫu Chevrolet Tahoe để tham gia cuộc thi thách thức đô thị UCE DARPA. Trong bài viết này tác giả giới thiệu thuật toán xử lý hình ảnh và tìm đường đi của xe Boss.
Đội Tartan Racing đã phát triển chiếc xe tự lái Boss, dựa trên chiếc xe nguyên mẫu Chevrolet Tahoe để tham gia cuộc thi thách thức đô thị UCE DARPA. Chiếc xe được thiết kế, kết hợp nhiều cảm biến LIDAR, radar, tầm nhìn để tự di chuyển an toàn trong đô thị. Ở cuộc thi này, Boss đã xuất sắc giành vị trí thứ nhất với số tiền thưởng lên đến 2 triệu USD. Trong bài viết này tác giả giớI thiệu các thiết bị gắn trên xe Boss.
Xe Talos là sản phẩm của nhóm nghiên cứu MIT phát triển trên chiếc xe nguyên mẫu Land Rover LR3 tham gia cuộc thi thách thức đô thị UCE do bộ quốc phòng Mỹ tổ chức. Trong bài viết này sẽ giới thiệu cách tìm đường trên xe Talos đã tham gia cuộc thi UCE năm 2007.