Hệ thống trợ lực lái thủy lực là hệ thống trợ lực lái ra đời đầu tiên và được biết đến nhiều nhất nhờ vào kết cấu đơn giản, chi phí lắp đặt cũng như bảo trì bảo dưỡng thấp. Dòng xe phổ biến tại Việt Nam trước đây có trang bị tay lái trợ lực dầu có thể kể đến Toyota Corolla, Hyundai County, Hyundai-HD370 ,... Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về cách kiểm tra hệ thống trợ lực thủy lực trên dòng xe Toyota.
1. Kiểm tra đai dẫn động:
Kiểm tra tình trạng mòn, nứt hoặc các kiểu hư hỏng khác của dây đai. Nếu tìm thấy bất cứ một hư hỏng nào như sau, hãy thay quạt và đai V của máy phát.
Hình 1.Kiểm tra đai dẫn động.
2. Xả khí ra khỏi hệ thống trợ lực lái:
+ Kiểm tra mức dầu.
+ Kích phía trước của xe lên và đỡ xe bằng các giá đỡ.
+ Quay vô lăng.
+ Với động cơ tắt máy, quay hết cỡ vô lăng từ bên này sang bên kia thật chậm vài lần.
+ Hạ thấp xe.
+ Khởi động động cơ. Để động cơ chạy ở tốc độ không tải trong vài phút.
+ Quay vô lăng
+ Với động cơ chạy không tải, quay vô lăng sang trái hoặc sang phải đến vị trí khoá hoàn toàn và giữ tại đó khoảng 2 đến 3 giây. Sau đó quay vô lăng đến vị trí khoá hoà toàn phía đối diện và giữ tại đó từ 2 đến 3 giây.
+ Lặp lại bước trên một vài lần.
+ Tắt động cơ.
+ Kiểm tra xem có hiện tượng nổi bọt hoặc đóng cặn không. Nếu hệ thống đã phải xả khí hai lần bởi hiện tượng nổi bọt hoặc đóng cặn, thì hãy kiểm tra hệ thống xem có rò rỉ dầu không.
Hình 2.Kiểm bọt dầu trợ lực.
+ Kiểm tra mức dầu sau khi vận hành.
|
+ Giữ xe thăng bằng
+ Với động cơ tắt máy, kiểm tra mức dầu trợ lực trong bình chứa dầu. Nếu thiếu cần bổ sung. Dầu trợ lực lái: ATF "DEXRON" II hay III.
+ Khởi động động cơ và để nó chạy không tải.
+ Quay vô lăng sang trái hoặc phải tới vị trí khoá hoàn toàn, sau đó quay vô lăng đến vị trí khoá hoàn toàn phía đối diện. Hãy lặp lại quy trình này vài lần để làm tăng nhiệt độ dầu. Nhiệt độ dầu tiêu chuẩn: 75 đến 80°C (167 đến 183°F).
+ Kiểm tra hiện tượng nổi bọt và đóng cặn. Nếu có hiện tượng nổi bọt và đóng cặn, thì phải xả khí ra khỏi hệ thống trợ lực lái.
Hình 3.Kiểm tra mức hồi dầu.
+ Với động cơ chạy không tải, đo mức dầu trợ lực trong bình chứa.
+ Tắt động cơ.
+ Đợi vài phút và đo lại mức dầu trong bình chứa: Mức dầu dâng lên lớn nhất:
5 mm (0.20 in.)
4. Kiểm tra áp suất dầu trợ lực lái:
+ Ngắt ống cấp áp suất dầu.
+ Nối SST đo áp suất dầu( SST 09640-10010).
+ Xả khí ra khỏi hệ thống trợ lực lái.
+ Khởi động động cơ và để động cơ nổ không tải.
+ Quay hết cỡ vô lăng sang trái hoặc phải tới vị trí khoá hoàn toàn, sau đó quay vô lăng đến vị trí khoá hoàn toàn phía đối diện. Hãy lặp lại quy trình này vài lần để làm tăng nhiệt độ dầu. Nhiệt độ dầu tiêu chuẩn: 75 đến 80°C (167 đến 183°F).
Hình 4. Kiểm tra áp suất dầu khi đóng đường dầu trợ lực.
+ Với động cơ chạy không tải, đóng van của SST và quan sát chỉ số trên SST: Áp suất dầu nhỏ nhất: 8,800 kPa (89.7 kgf/cm2, 1,276 psi).
+ Chú ý:
Không được để van đóng trong thời gian lâu hơn 10s.
Không được để nhiệt độ của dầu trợ lực lên quá cao.
+ Đo áp suất dầu ở tốc độ động cơ 1000 vòng/phút và 3000 vòng trên phút:
Chênh lệch áp suất dầu tiêu chuẩn: 490 kPa (5 kgf/cm2, 71 psi) trở xuống.
+ Nếu áp suất dầu không nằm trong phạm vi tiêu chuẩn, hãy kiểm tra sự rò rỉ dầu và thay các chi tiết khi cần thiết.
Hình 5. Kiểm tra áp suất dầu khi mở đường dầu trợ lực.
+ Áp suất dầu nhỏ nhất: 8,800 kPa (89.7 kgf/cm2, 1,276 psi).
+ Nếu áp suất dầu ở dưới mức tối thiểu, hãy kiểm tra rò rỉ dầu và thay thế các chi tiết khi cần thiết.
+ Tháo SST
+ Nối ống cấp áp.
+ Xả khí ra khỏi hệ thống trợ lực lái.
- Kiểm tra lực cản lái
+ Định tâm vô lăng.
Hình 6. Kiểm tra áp suất dầu khi mở đường dầu trợ lực.
+ Tháo mặt vô lăng
+ Khởi động động cơ để nó chạy không tải
+ Đo lực đánh lái theo cả hai hướng.
Lực cản lái: 5.5N.m ( 56 kgf*cm, 49 in.*lbf).
Kiểu lốp, áp suất lốp và kiểu mặt đường xe đi nên được xem xét trước khi bắt đầu tiến hành chẩn đoán.
+ Xiết chặt đai ốc bắt vô lăng. Mô men xiết: 50 N*m{ 510 kgf*cm , 37 ft.*lbf }
+ Lắp mặt vô lăng.
- Kiểm tra độ rơ của vô lăng:
+ Dừng xe. Đặt vô lăng ở vị trí trung tâm với các lốp hướng thẳng về phía trước.
Hình 7. Kiểm tra độ rơ của vành tay lái.
+ Quay nhẹ vô lăng sang phải và sang trái và kiểm tra độ rơ của vô lăng.
+ Độ rơ lớn nhất: 30 mm (1.18 in.)
+ Nếu độ rơ vượt quá giá trị lớn nhất, hãy thay cụm trục lái trung gian
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn