Nghiên cứu kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống trợ lực lái điện trên dòng xe của hãng Toyota

Thứ hai - 20/12/2021 21:20

Ngày nay hệ thống trợ lực lái điện rất phổ biến trong các dòng xe hiện đại như trên các xe vios, morning, i10,.. Trong bài viết này tác giả cung cấp cho người đọc cách kiểm tra và hiệu chỉnh trên các dòng xe của hãng Toyota.

1. Các bộ phận chính của hệ thống trợ lực lái điện

12 1

Hình 1. Cụm trục lái trợ lực điện.

Hệ thống lái trợ lực điện bao gồm các bộ phận chính sau:

+ Cụm ECU trợ lực lái: Cảm biến mô men trợ lực lái, mô tơ trợ lực lái, đồng hồ táp lô( tín hiệu tốc độ xe).

+ ECM

+ ECU chính thân xe

+ ECU điều khiển trượt

+ Đồng hồ táp lô

+ DLC3

+ Cụm thước lái

2. Kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống trợ lực lái điện

a) Hiệu chỉnh hệ thống

- Chỉnh điểm không cảm biến mô men.

+ Chú ý:

Tiến hành hiệu chỉnh điểm không của cảm biến mômen khi có bất kỳ điều kiện nào sau đây xuất hiện:

Cụm trục lái (có gắn cảm biến mômen) đã bị thay thế.

ECU trợ lực lái đã bị thay thế.

Có sự chênh lệch về lực đánh lái sang bên trái và phải.

+ Gợi ý:

- Khi việc hiệu chỉnh điểm không của cảm biến mômen được thực hiện, bản đồ hỗ trợ cũng sẽ được tự động ghi lại đồng thời.

+ Bước 1: Tiến hành hiệu chỉnh điểm không của cảm biến mômen.

Chú ý: Nếu mã DTC C1516 (Việc hiệu chỉnh điểm không chưa được hoàn thành) được lưu lại, thì việc hiệu chỉnh điểm không cảm biến mômen chưa hoàn thành. Hãy xoá mã DTC đó trước khi bắt đầu chỉnh điểm không.

+ Đặt vô lăng ở chính giữa và hướng thẳng các bánh xe trước.

+ Tắt khoá điện off.

+ Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3.

+ Khởi động động cơ.

+ Bật máy chẩn đoán on.

+ Vào các menu sau: Chassis / EMPS / Utility / Torque Sensor Adjustment.

Chú ý:

Không chạm vào vô lăng khi chỉnh điểm không.

Chỉ tiến hành hiệu chỉnh điểm không khi xe đã được đỗ lại.

Kiểm tra các mã DTC.

Chú ý:

+ Sau khi việc hiệu chỉnh điểm không đã hoàn thành một cách bình thường, hãy xác nhận lại xem mã DTC có phát ra không.

+ Nếu mã DTC C1515, C1516 C1534 hoặc C1581 được phát ra, hãy tiến hành chẩn đoán cho các mã DTC tương ứng.

- Ghi sơ đồ trợ lực:

+ Gợi ý: Nếu mã DTC C1581 phát ra sau khi hiệu chỉnh điểm không cho cảm biến mômen, hãy tiến hành ghi lại biểu đồ trợ lực.

  + Tắt khoá điện off.

+ Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3.

+ Khởi động động cơ.

+ Bật máy chẩn đoán on.

+ Vào các menu sau: Chassis / EMPS / Utility / Signal Check.

+ Gợi ý:

+ Hãy làm theo các hướng dẫn trên máy chẩn đoán để tiến hành Kiểm tra tín hiệu.

+ Khi mã DTC C1581 phát ra, nếu tiến hành Kiểm tra tín hiệu sẽ làm cho ECU trợ lực lái vào chế độ Kiểm tra và biểu đồ trợ lực sẽ được tự động ghi lại.Kiểm tra các mã DTC.

+ Gợi ý: Sau khi ghi lại biểu đồ trợ lực, nếu mã DTC C1581/81 phát ra, hãy tiến hành chẩn đoán mã DTC C1581.

b) Kiểm tra

- Kiểm tra đầu thanh nối bên trái.

+ Bắt chặt đầu thanh nối bên trái lên êtô.

+ Lắp đai ốc vào vít cấy.

+ Lắc khớp cầu ra trước và sau 5 lần.

12 2

Hình 2. Tháo khớp cầu.

+ Lắp cân lực vào đai ốc, quay khớp cầu liên tục với tốc độ từ 3 đến 5 giây một vòng, và kiểm tra mômen quay ở vòng quay thứ 5. Nếu mômen quay không nằm trong giá trị tiêu chuẩn, hãy thay đầu thanh nối phía trước trái bằng chiếc mới.

Mômen quay tiêu chuẩn: 0.3 đến 1.9 N.m (3 đến 20 kgf.cm, 3 đến 17 in.lbf).

- Kiểm tra đầu thanh nối bên phải: Kiểm tra tương tự bên như bên trái.

- Kiểm tra tổng tải trọng ban đầu,

+ Dùng SST và cân lực, kiểm tra tổng tải trọng ban đầu. Nếu tổng tải trọng ban đầu không nằm trong vùng tiêu chuẩn, hãy thay thế mới cụm thanh dẫn động lái. SST 09616-00011.

12 3

Hình 3. Kiểm tra trọng tải ban đầu của hệ thống lái.

Tải trọng ban đầu tiêu chuẩn: 0.5 đến 0.9 N*m (6 đến 9 kgf*cm, 5 đến 7 in.*lbf).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây