KHOA Ô TÔ HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

Chủ nhật - 04/11/2018 22:17
Có thể nói rằng: về văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong Nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của Nhà trường đó. Văn hóa nhà trường được hình thành và phát triển thì phải bắt nguồn từ các cán bộ công nhân viên và sinh viên của trường.

1. Thực trạng văn hóa khoa Ô tô – Đại học Sao đỏ

    Đối với Khoa Ô tô – Trường Đại học Sao đỏ từ trước đến nay, không những coi trọng dạy kỹ kiến thức, kỹ năng mà còn quan tâm đặc biệt việc dạy thái độ, dạy cách ứng xử, dạy cách làm người tử tế trong xã hội. Trong những năm qua đội ngũ Khoa Ô tô đã có những sản phẩm lao động đáp ứng được yêu cầu xã hội. Vì khoa ô tô nhìn thấy được chân lý rằng rằng, một doanh nghiệp không thể kiếm lợi nhuận bằng mọi cách bất chấp đạo lý, một Nhà trường không được coi kinh tế làm mục tiêu hàng đầu, và một người lao động không thể tạo ta sản phẩm cho xã hội một cách phi văn hóa.

    Trong giai đoạn vừa qua, với sự cố gắng của tập thể giảng viên trong khoa Ô tô. Các giảng viên đều nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết do vậy: chất lượng giảng dạy đảm bảo với tỷ lệ XS+G+Kh>40%, Yếu kém <1,5%. Hằng năm, Khoa đều cử các GV học tập, trải nghiệm tại các doanh nghiệp ô tô. Để đảm bảo GV giỏi về lý thuyết, vững về tay nghề và có đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, số lượng trên 80% sinh viên sau 6 tháng tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên môn. Chất lượng đào tạo được các đại lý ô tô tại các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh và Hải Phòng đánh giá rất cao. Các kỹ sư, kỹ thuật viên có phẩm chất đạo đức, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, có 03 sinh viên giỏi tay nghề Quốc gia, 08 sinh viên giỏi tay nghề cấp Bộ, hàng năm có từ 40 – 120 HSSV giỏi cấp Trường.
 

cuong 1

Hình 1. Tổ chức và văn hóa tổ chức

2. Duy trì và phát triển văn hóa Khoa Ô tô trong giai đoạn mới

2.1. Duy trì củng cố môi trường văn hóa của khoa

- Đối với lãnh đạo khoa: Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên theo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Lập kế hoạch để và tổ chức triển khai các biện pháp thực thi chiến lược xây dựng đội ngũ theo từng năm học để Chiến lược này trở thành hiện thực. Bằng sự nêu gương của cán bộ quản lý của khoa trong việc thực hiện các chuẩn mực hành vi để biến nó thành niềm tin giá trị của mỗi nhà quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên nhà trường.

- Đối với giảng viên: Thông qua các tiết giảng có thể sẽ hình thành và phát triển nhân cách văn hoá tới sinh viên. Chuẩn mực đạo đức của giảng viên cũng làm ảnh hưởng đến đạo đức người học, giá trị nhân cách - điều mà chúng ta gọi là “dạy người” bên cạnh “dạy chữ, dạy nghề”.

- Đối với sinh viên: Phát triển tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên của liên chi đoàn khoa nhằm tăng cường vai trò chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục của sinh viên. Thiết lập mối quan hệ cộng tác – hợp tác giữa thầy – trò, trò – trò, từng bước xóa bỏ sự áp đặt một chiều trong mối quan hệ thầy – trò; Tổ chức các hoạt động giúp đỡ sinh viên có khó khăn một cách hiệu quả.

2.2. Xây dựng và phát triển môi trường văn hóa khoa Ô tô

Văn hoá của Khoa Ô tô nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá cán bộ, giảng viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giảng viên và sinh viên; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người.
 

cuong 2

Hình 2. Người thầy là tấm gương cho sinh viên noi theo

    Vai trò của người thầy rất quan trọng trong xây dựng văn hóa học đường. Chức năng, nhiệm vụ của người thầy không chỉ dừng lại ở trang bị kiến thức, kỹ năng mà quan
trọng hơn cả là chức năng “trồng nhân”. Đặc biệt đối với khoa, nhà trường luôn nhận thấy vai trò người giảng viên chủ nhiệm trong việc xây dựng văn hóa lớp học, trường học. Chú trọng đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của học trò đối với giảng viên, nhà trường luôn khắc sâu khẩu hiệu “mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng đạo
đức tự học và sáng tạo” cho sinh viên noi theo. Vì vậy, để sáu văn hóa trở thành thói quen trong nếp sống hàng ngày thì chính các thầy cô của trường cũng đã và đang rèn luyện.Một số các biện pháp cụ thể các thầy đã áp dụng giáo dục nếp văn hóa như:

- Văn hóa chào: Khi học trò chào thầy cũng có cử chỉ thân thiện đáp lại.

- Văn hóa xếp hàng: Sinh viên xếp hàng trong mọi hoạt động tập thể.

- Văn hóa đọc: Sử dụng các tiết thư viện để đọc sách. Khuyến khích xây dựng thư
viện tại lớp, chia sẻ sách hay và các bài viết về giá trị sống. Nếp sống văn minh thanh lịch và các giá trị văn hóa cũng được tuyêntruyền ngay tại lớp và các em được tiếp cận thường xuyên.

- Văn hóa tiết kiệm: Tắt điện, khóa nước, thu gom giấy vụn… được làm hàng ngày như một thói quen.

- Văn hóa bảo vệ môi trường: Vệ sinh lớp học, thực hiện khẩu hiệu “thấy rác là nhặt”.

- Văn hóa sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử thông minh: Giảng viên, sinh viên tắt không sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân trong giờ học, các giờ sinh hoạt ngoại khóa tập thể.

- Văn hóa ứng xử: Được thể hiện qua cách ứng xử của thầy với sinh viên như sự quan tâm đến sinh viên, biết tôn trọng người học, biết phát hiện ra ưu điểm, nhược điểm người học để chỉ bảo…

     Để xây dựng môi trường văn hóa, nét đặc trưng văn hóa của Khoa Ô tô nói riêng trường Đại học Sao đỏ nói cung cần phải có sự tác động nhiều chiều, trong đó giảng viên giữ vai trò quan trọng nhất, giảng viên phải là người mẫu mực về chuyên môn, nhân cách, đạo đức, lối sống thì mới làm tròn chức năng truyền tải tri thức, văn hóa, góp phần phát triển nhân cách sinh viên. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên không chỉ dừng lại ở trang bị, định hướng, gợi mở tri thức cho người học, mà còn phải trao truyền cả tình thương, sự tâm huyết để kiến thức, văn hóa trở thành niềm tin, động lực thúc đẩy sinh viên điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mình đáp ứng yêu cầu xã hội.

Tác giả bài viết: Nguyễn Đình Cương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây