Xe điện đang trở thành một xu thế tất yếu và cũng đang tạo nên một cuộc chạy đua khốc liệt giữa các nhà sản xuất ô tô và các hãng công nghệ. Vì vậy việc đầu tư nghiên cứu phát triển là yêu cầu tất yếu của các hãng ô tô, đặc biệt là các nghiên cứu về ổn định động lực học. Phần mềm Matlab Simulink được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu mô phỏng lý thuyết động lực học của ô tô nói chung và ô tô điện nói riêng. Trong bài viết này, nhóm tác giả khai thác một số mô hình động lực học được sử dụng phổ biến trên xe hybrid bằng phần mềm chuyên dụng Matlab Simulink
Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô trên thế giới đang có những bước chuyển mình quan trọng như điện khí hóa và công nghệ tự hành. Trong đó, điện khí hóa là một mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia và hãng xe nhằm mục tiêu trung hòa khí xả, giảm thiểu những tác động của hiệu ứng lồng kính lên hệ sinh thái trái đất do khí xả động cơ đốt trong gây ra.
Khi xe du lịch chuyển động trong điều kiện gió ngang lớn có nguy cơ mất ổn định do các lực, mô men khí động. Các hệ số lực, mô men khí động phụ thuộc rất lớn vào góc nghiêng tương đối giữa gió ngang và mặt phẳng đối xứng dọc của xe. Việc xác định mối quan hệ giữa các hệ số lực, momen khí động theo góc nghiêng tương đối trên là quan trọng trong các nghiên cứu về ổn định chuyển động của xe du lịch trong điều kiện gió ngang. Bài báo này trình bày phương pháp xác định các hàm hệ số lực, momen khí động dạng đa thức bậc ba theo góc nghiêng từ các giá trị tính toán mô phỏng rời rạc. Ngoài ra, trong nghiên cứu này cũng xác định các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của các giá trị hệ số lực, momen khí động từ các hàm toán học tương ứng trong điều kiện khảo sát.
Ngày nay, công nghệ các xe điện đã được trang bị trên các dòng xe ô tô. Một trong những sản phẩm của dòng xe Toyota thiết thực, bảo vệ môi trường là xe Toyota Corolla Cross Hybrid. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của xe Toyota Corolla Hybrid.
Khoảng sáng gầm xe luôn là một trong những tiêu chí quan trọng khi khai thác xe ô tô. Đây là một trong những thông số quan trọng quyết định đến khả năng vận hành của xe ở các điều kiện địa hình khác nhau. Chiếc xe có khoảng sáng gầm xe càng lớn thì càng cơ động.
Sử dụng đúng loại lốp rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất chung và sự an toàn của xe. Việc hiểu rõ kích thước lốp chuẩn cho xe là việc cần thiết. Từ đó, có thể lựa chọn loại lốp phù hợp nhất. Dưới đây những kiến thức cơ bản về các thông số lốp xe ô tô.
Cảm biến áp suất lốp là trang bị được đánh giá rất hữu ích trên xe ô tô. Cảm biến áp suất lốp hay còn gọi là TPMS (Tire Pressure Monitoring System) . Nói một cách dễ hiểu thì cảm biến áp suất lốp chính là thiết bị theo dõi áp suất lốp của xe ô tô. Cảm biến áp suất lốp được trang bị trên xe ô tô từ dòng xe Porsche 959 đời 1986, tiếp đó là các xe hạng sang như BMW, Audi, Mercedes… và cho đến tận ngày nay. Cảm biến áp suất lốp là một thiết bị điện tử nhỏ gọn có thể lập trình được và liên tục đo áp suất không khí bên trong lốp xe. Cảm biến truyền thông tin đó qua radio tần số thấp tới ECU trên xe và hiển thị đèn cảnh báo trên màn hình taplo. Đơn vị cảm biến áp suất lốp đọc được là psi và phát sáng đèn cảnh báo màu hổ phách để cảnh báo bạn nếu một hoặc nhiều lốp xe có áp suất thấp hơn tiêu chuẩn. Dòng xe phổ biến khác việc trang bị thêm một bộ cảm biến cũng không đòi hỏi quá cao về cả mặt tài chính lẫn kỹ thuật, có thể bạn chỉ cần lắp lên chân van một đầu cảm biến nhỏ như nắp chai hoặc cũng có thể tháo lốp và lắp một chiếc cảm biến lắp ở đằng trong van lốp xe để đảm bảo sự tiện dụng mỗi khi bơm. Hiện tại các loại cảm biến TPMS đó được chia thành 2 loại chính như sau: