Trong nhiều năm qua, Khoa Ô tô luôn quan tâm xây dựng khối đoàn kết trong là yêu cầu quan trọng số một của tổ công đoàn khoa đặc biệt là trong những năm gần đây công tác đoàn kết - Đổi mới - phát triển đã được chú trọng đúng mức và đạt hiệu quả cao. Các CBGV đều tâm huyết, trách nhiệm do vậy đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học hàng năm cụ thể là:
1. Về giảng dạy và bồi dưỡng giảng viên
Các đoàn viên công đoàn đều giảng dạy đủ giờ tiêu chuẩn, chất lượng giảng dạy các môn học loại XS+G+Kh>40%, Yếu kém <1,5%. Hàng năm, Khoa đều cử các GV học tập nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Hiện nay, khoa đang có tổng cộng 4 nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Bên cạnh đó khoa cũng thường xuyên cử GV đi trải nghiệm tại các doanh nghiệp ô tô. Để đảm bảo GV giỏi về lý thuyết, vững về tay nghề. Do vậy, số lượng khoảng 60-70% sinh viên sau 6 tháng tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên môn. Chất lượng đào tạo được các doanh nghiệp ô tô tại các tỉnh thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh và Hải Phòng đánh giá rất cao. Các kỹ sư, cử nhân, thợ cả, kỹ thuật viên có phẩm chất đạo đức, có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, có 03 sinh viên giỏi tay nghề Quốc gia, 08 sinh viên giỏi tay nghề cấp Bộ, hàng năm có từ 40 – 120 HSSV giỏi cấp Trường.
Giảng viên khoa Ô tô trải nghiệm thực tế tại Toyota Hải Dương.
2. Về nghiên cứu khoa học
Có thể khẳng định, hoạt động NCKH góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ khoa học của giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của trường với xã hội. Đối với Khoa ô tô, việc nghiên cứu khoa học được lãnh đạo khoa, GV được đặc biệt quan tâm. Hằng năm Khoa tổ chức được 1-2 hội thảo khoa học; có 2-4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Hàng tháng các bộ môn đều tổ chức seminar; mỗi giảng viên viết được 1-2 bài báo khoa học.Với những đóng góp nghiên cứu khoa học của khoa ô tô đã góp phần tạo nên uy tín của nhà trường.
Khoa Ô tô tổ chức hội thảo khoa học năm 2017
3. Về giáo dục HSSV
Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên là một lĩnh vực quan trọng trong hình thành nhân cách, phát triển con người trong nhà trường. Ðiều đó đặt ra việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống để HS, SV có những ứng xử, hành động, việc làm đúng đắn trong học tập, đời sống. Khoa ô tô luôn duy trì các hoạt động ngoại khóa như: Mời doanh nghiệp ô tô định hướng học tập cho SV Khoa ô tô; Giải bóng đá Nam hướng đến kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam, tổ chức cuộc thi sân khấu hóa: Giáo dục an toàn giao thông cho HSSV. Thông qua hoạt động ngoại khóa này, là điều kiện thuận lợi cho sinh viên được rèn luyện một số kĩ năng mềm; được phát huy khả năng và thể hiện năng khiếu của bản thân; được cung cấp thêm các kiến thức, kỹ năng mà chương trình chính khóa không có; sinh viên có thái độ tích cực trong học tập, có hành vi, lối sống tốt hơn, nâng cao sự hiểu biết và hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp tạo hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên. Kết quả rèn luyện của sinh viên tỷ lệ SX+Tốt+Khá>82%.
Chi Đoàn khoa Ô tô tổ chức hội thi " An toàn giao thông"
Vào dịp dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngoài việc ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo, ngày mà mọi người đều hướng tới vì một tương lai phát triển. Khoa Ô tô tổ chức nhiều hoạt động cho SV như: Giải bóng đá nam Sinh viên, các hoạt động Văn nghệ. Đặc biệt, các doanh nghiệp sử dụng lao động sinh viên tốt nghiệp của khoa Ô tô đã tài trợ quỹ khuyến học. Nhân ngày nhà giáo Việt nam 20/11, các doanh nghiệp đã trực tiếp trao cho 60 -70 SV có thành tích học tập tốt, rèn luyện tốt, có nghị lực vươn lên trong học tập tại khoa ô tô.
Để chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay thì lãnh đạo khoa, CBGV luôn tâm huyết với nghề, đoàn kết, biết sửa chữa hạn chế của bản thân. Do vậy, từ lãnh đạo khoa, CBGV trong tổ công đoàn khoa phải làm tốt một sô tốt một số việc như sau:
- Trước hết đội ngũ quản lí của khoa phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo đức cho CBGV để tránh những suy nghĩ, những hành động lệch lạc.
- Lãnh đạo khoa phải thực sự gương mẫu trong mọi công việc; cởi mở gần gũi với Giảng viên, luôn biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ cấp dưới; làm việc phải công tâm, công bằng, khen thưởng phải đúng người, đúng việc để phát huy tinh thần dân chủ trong khoa.
- Cán bộ Công đoàn trong khoa phải là chiếc cầu nối giữa CBGV với lãnh đạo khoa, luôn lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của CBGV để cùng với lãnh đạo khoa giải quyết kịp thời, thỏa đáng.
- Đoàn kết là sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hành động vì một mục đích chung, dìu dắt nhau cùng tiến bộ. Nhưng đoàn kết không có nghĩa là im lặng, làm ngơ, là bao che cho những khuyết điểm của đồng chí đồng nghiệp mình mà mỗi cá nhân luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê. Dám nhận ra những thiếu sót của bản thân, của đồng chí đồng nghiệp và thẳng thắn góp ý xây dựng. Phê và tự phê để loại bỏ dần những yếu điểm, hạn chế, giúp nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên việc góp ý kiến phải chân thành, đúng lúc, đúng nơi để đồng chí đồng nghiệp mình lắng nghe và khắc phục.
- Nếu mỗi đồng chí đoàn viên công đoàn biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, biết xem công việc của đồng nghiệp cũng như công việc của chính mình, biết nhìn nhận cái đúng cái sai và biết lắng nghe để tự sửa chữa mình, biết góp ý chân tình cho đồng nghiệp. Đó là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết nội bộ ngày càng vững chắc hơn.
Có thể khẳng định rằng: một tập thể đoàn kết, biết cộng đồng trách nhiệm, biết yêu thương giúp đỡ nhau thì chắc chắn tập thể đó sẽ vững mạnh và sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.