Theo UNESSCO-2002: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Đối với một trường Đại học, người quản lý, người dạy và người học luôn quan tâm đến “Văn hóa nhà trường”. Biết phát huy những đặc trưng văn hóa tốt đẹp của cơ sở đào tạo, biết hạn chế mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến người dạy và người học thì sẽ tạo nên thương hiệu của nhà trường.
* Đối với người thầy
Đối mỗi giảng viên phải trách nhiệm, tâm huyết và luôn khắc sâu khẩu hiệu “mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng đạo đức tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo. Trong mỗi tiết giảng, người thầy không những quan tâm đến: Kiến thức, kỹ năng mà phải đặc biệt đến “thái độ” đối với người học. Nếu người dạy coi trọng dạy chữ mà lơ là việc dạy người; coi trọng số lượng hơn là chất lượng mà chưa quan tâm đến phương thức tạo ra sản phẩm đó một cách đầy đủ. Sản phẩm của đào tạo sẽ được xã hội đánh giá giá trị sản phẩm đó gồm cả cách thức mà người đó lao động có chân chính không, có vì mục tiêu con người không... hay nói cách khác là cách thức lao động để tạo ra sản phẩm đó có văn hóa hay không.
Hình 1. Đạo đức nhà giáo
* Đối với người học
Mỗi sinh viên, phải thể hệ nét văn hóa của người học được thể hiện tính văn minh, lịch sự, tôn trọng mọi người và tôn trọng bản thân; góp phần giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống lành mạnh; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực trong học tập và rèn luyện của nhà trường.
Văn hóa đó được thể hiện trong mọi nơi, mọi lúc như: Văn hóa chào: Khi học trò chào thầy cô, thầy cô cũng có cử chỉ thân thiện đáp lại; Văn hóa xếp hàng: Học sinh xếp hàng trong mọi hoạt động tập thể: xếp hàng tại căng tin, rửa tay vào nhà ăn…; Văn hóa tiết kiệm: Tắt điện, khóa nước, thu gom giấy vụn… được làm hàng ngày như một thói quen; Văn hóa bảo vệ môi trường: Vệ sinh lớp học, thực hiện khẩu hiệu “thấy rác là nhặt”, phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định, không ăn kẹo cao su trong trường, trang trí lớp học sạch đẹp thân thiện; Văn hóa sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử thông minh: Giảng viên, Sinh viên tắt không sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân trong giờ học, các giờ sinh hoạt ngoại khóa tập thể. Các thầy cô luôn định hướng về cách khai thác các thiết bị đó đúng mục đích học tập và phù hợp. Cho phép sử dụng và giao tiếp trên mạng xã hội ở các trang chính thức và có sự kiểm duyệt của các nhà quản trị mạng. Ngoài những yếu tố trên, cũng phải quan tâm đến phong cách ăn mặc, tác phong, ứng xử, giao tiếp của sinh viên với giảng viên.
Hình 2. SV trường Đại học Sao đỏ phục vụ tại lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc
Con người “có văn hóa” là nhờ rèn luyện nhân cách trong gia đình, ở nhà trường và trong môi trường tốt đẹp của xã hội. Đối với sinh viên Khoa Ô tô nói riêng, văn hóa được trưởng thành trong quá trình học tập và rèn luyện tại Khoa, nhà trường chiếm thời gian dài và có tính quyết định. Để sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, sinh viên của nhà trường vừa được đào tạo chuyên môn vừa được giáo dục về nhân cách theo truyền thống văn hóa tốt đẹp để trở thành những công dân tốt trong tương lai.