Đi cùng với những tiến bộ về kỹ thuật, các hệ thống an toàn trên xe đang dần hoàn thiện và tối ưu hơn, giúp giảm thiểu các tai nạn và chấn thương đối với người tham gia giao thông. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tường tận về hệ thống an toàn này. Trong hệ thống an toàn được phân thành hai loại tính năng: Chủ động và bị động. Để dễ hiểu, tính năng an toàn chủ động giúp “phòng cháy”, ngược lại tính năng an toàn bị động lại giúp “chữa cháy”.
Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để phân hạng xe và ảnh hưởng đến quyết định mua xe của người dùng bên cạnh các yếu tố như thiết kế, khả năng vận hành hay giá tiền.
Ngày nay, lái xe đã được hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình lái xe. Giúp cho người lái thao tác an toàn, chủ động trên xe giúp giảm thiểu tai nạn và các lỗi thường gặp khi lái xe. Điển hình trong các hệ thống hỗ trợ nhằm giúp lái xe an toàn hơn là hệ thống cảnh báo điểm mù (Blind Spot Monitor -BSM), hệ thống cảnh báo lệch làn đường Lane Departure Warning System – LDWS, hệ thống cảnh báo tiền va chạm Forward-Collision Warning (FCW). Bài viết này tác giả trình bày các kiến thức cơ bản về các hệ thống trên.
Hệ thống phanh là một bộ phận không thể thiếu trên ô tô. Hệ thống phanh có công dụng dừng xe hoặc giảm tốc trong quá trình vận hành thực tế của ô tô. Khi xe chuyển động với tốc độ cao thì động năng khi đó là rất lớn, vì động năng chuyển động của xe tỷ lệ với bình phương vận tốc chuyển động. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển ngành công nghiệp xe hơi thế giới, vận tốc chuyển động của ô tô là nhỏ , do đó hệ thống phanh thủy lực truyền thống được sử dụng rộng rãi, vì nó đáp ứng đầy đủ các tính năng an toàn khi vận hành. Tuy nhiên ngày nay chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông đã được nâng cấp, cải thiện rất đáng kể. Tại Việt Nam đã có rất nhiều tuyến cao tốc, vận tốc chuyển động tối đa cho phép là 120 km/h. Với vận tốc chuyển động lớn như vậy, đòi hỏi yêu cầu rất cao từ hệ thống phanh. Trong trường hợp này, hệ thốn phanh dẫn động thủy lực truyền thống đã không đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó. Với sự phát triển bùng nổ của kỹ thuật điện tử và tin học, với những xe ô tô hiện đại ngày nay, hệ thống phanh được sử dụng là hệ thống phanh điều khiển điện tử. Hệ thống phanh điều khiển điện tử được tích hợp các chức năng chính: chống bó cứng, hỗ trợ phanh khẩn cấp, phân bố lực phanh điện tử, ổn định chuyển động xe, phân bố lực kéo.
Hiện nay, năng lượng hóa thạch truyền thống đang dần cạn kiệt, để phát triển bền vững kinh tế, cũng như bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đối với mọi quốc gia. Do đó vấn đề tiết kiệm năng lượng, cũng như khai thác các nguồn năng lượng tái tạo đang được ưu tiên phát triển ở ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Trong bài báo này sẽ giới thiệu sự phát triển hệ thống phanh thu năng thủy lực trên thế giới.
Hiện nay, nhiên liệu và ô nhiễm môi trường đang là thách thức đối với các hãng sản xuất ô tô. Năng lượng truyền thống đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng đã và đang là những vấn đề mang tính toàn cầu. Một trong những giải pháp để giảm thiểu vấn đề nêu trên được các hãng xe đưa ra là chế tạo ra những dòng xe hybrid. Trong bài báo này sẽ giới thiệu về hệ thống phanh tái sinh trên ô tô kiểu pin điện.
Việc thay đổi hệ thống thủy lực sang hệ thống lái hoàn toàn bằng điện (Hệ thống lái trợ lực điện, EPS) đang được sử dụng trên hầu hết ô tô trong những năm qua. Hệ thống lái EPS ban đầu giới hạn ở các loại ô tô cỡ nhỏ, vì công nghệ phát triển động cơ điện bị giới hạn. Tuy nhiên, các dòng động cơ điện nhỏ gọn công suất lớn và kiểm soát số vòng quay phát triển nhanh nên hệ thống lái EPS được áp dụng trên xe du lịch. Trong bài báo này sẽ giới thiệu các loại hệ thống lái trợ lực điện.
Ngày nay, trên những xe hiện đại đều không thể thiếu vắng các cảm biến. Nhờ tín hiệu của nhiều loại cảm biến ở nhiều vị trí khác nhau gửi về hệ thống trung tâm, người điều khiển có thể dễ dàng phát hiện ra xe hơi đang gặp phải vấn đề gì. Các loại cảm biến trên ô tô giữ vai trò khác nhau, xác định và ngăn chặn các vấn đề tiềm tàng trước khi các hư hỏng lớn xảy ra, từ đó giúp xe luôn vận hành trơn tru, hiệu quả và an toàn. Trong bài báo này sẽ giơi thiệu các loại cảm biến trong hệ thống lái trợ lực thủy lực điều khiển điện tử.