Đèn pha là loại đèn được gắn ở phía trước của xe với chức năng chiếu xa giúp người lái xe có tầm nhìn xa hơn để dễ dàng điều khiển và xử lý các tình huống trên đường tốt khi xe chạy trong đêm tối hoặc thời tiết sương mùa, bụi bẩn... Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các dòng xe, các linh kiện, tô cũng ngày càng được nâng cấp đa dạng hơn về chủng loại tạo nên nhiều sự lựa chọn phù hợp với sợ thích và phong cách của khách hàng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại đèn pha dành cho xe hơi nhưng chủ yếu có 4 loại đèn pha được sử dụng nhiều nhất là: đèn pha halogen, hid, led và laser. Với mỗi loại đèn pha sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng và mỗi loại sở hữu những công nghệ khác biệt. Bài viết này giúp các bạn hiểu hơn về các loại đèn pha được sử dụng trên ô tô
With the Government committed to it’s safe to banning new petrol and diesel sales from 2040m it's safe to the future of motoring is very much electric.
But how will the move towards electric vehicles (or EVs) affect our lives, from our day-to-day commutes to the state of our towns and cities?
To give you a sense of what we might expect, we answer some of the key questions around the impact of electric vehicles here in the country.
Ắc quy là bộ phận tích trữ và cung cấp điện trên ô tô. Khi chưa khởi động thì ắc quy chính là thiết bị cung cấp điện của xe. Ắc quy cung cấp nguồn điện cho quá trình khởi động động cơ và cung cấp điện cho các phụ tải trên ô tô hoạt động như hệ thống chiếu sáng, hệ thống âm thanh, ... trong khi động cơ chưa nổ.
Hệ thống phun xăng điện tử EFI và phun xăng trực tiếp GDI ra đời với mục đích là nâng cao khả năng vận hành, tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu khí thải độc hại đến môi trường. Mỗi hệ thống đều có những ưu nhược điểm khác nhau.
Trong ngành công nghiệp ô tô, khi đề cập tới công nghệ an toàn chủ động đồng nghĩa rằng chúng ta cũng đang đề cập đến Hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao (ADAS). Đây đều là các công nghệ trên một chiếc xe giúp người lái xe giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn bằng cách giúp tài xế có thể tránh né hoàn toàn các tình huống có thể gây ra rủi ro bằng cách quản lý hệ thống lái, phanh, chiếu sáng và lực đẩy…
Với việc công nghệ trên ô tô ngày càng phát triển, các công nghệ giữ an toàn và hỗ trợ cho người lái ngày càng được phát triển và hoàn thiện. Các hệ thống an toàn chủ động không chỉ tăng thêm tính thuận tiện mà còn đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ người lái và hành khách trên xe.Chính vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu và triển khai cho người học trong quá trình đào tạo kỹ sư ngành CNKT ô tô là hết sức quan trọng và cần thiết. Bài biết nghiên cứu tổng hợp các công nghệ an toàn chủ động và đánh giá thực trạng quá trình giảng dạy các học phần chuyên môn từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung các công nghệ an toàn chủ động khi đào tạo.
Đi cùng với những tiến bộ về kỹ thuật, các hệ thống an toàn trên xe đang dần hoàn thiện và tối ưu hơn, giúp giảm thiểu các tai nạn và chấn thương đối với người tham gia giao thông. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tường tận về hệ thống an toàn này. Trong hệ thống an toàn được phân thành hai loại tính năng: Chủ động và bị động. Để dễ hiểu, tính năng an toàn chủ động giúp “phòng cháy”, ngược lại tính năng an toàn bị động lại giúp “chữa cháy”.
Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để phân hạng xe và ảnh hưởng đến quyết định mua xe của người dùng bên cạnh các yếu tố như thiết kế, khả năng vận hành hay giá tiền.
Ngày nay, lái xe đã được hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình lái xe. Giúp cho người lái thao tác an toàn, chủ động trên xe giúp giảm thiểu tai nạn và các lỗi thường gặp khi lái xe. Điển hình trong các hệ thống hỗ trợ nhằm giúp lái xe an toàn hơn là hệ thống cảnh báo điểm mù (Blind Spot Monitor -BSM), hệ thống cảnh báo lệch làn đường Lane Departure Warning System – LDWS, hệ thống cảnh báo tiền va chạm Forward-Collision Warning (FCW). Bài viết này tác giả trình bày các kiến thức cơ bản về các hệ thống trên.
Hệ thống phanh là một bộ phận không thể thiếu trên ô tô. Hệ thống phanh có công dụng dừng xe hoặc giảm tốc trong quá trình vận hành thực tế của ô tô. Khi xe chuyển động với tốc độ cao thì động năng khi đó là rất lớn, vì động năng chuyển động của xe tỷ lệ với bình phương vận tốc chuyển động. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển ngành công nghiệp xe hơi thế giới, vận tốc chuyển động của ô tô là nhỏ , do đó hệ thống phanh thủy lực truyền thống được sử dụng rộng rãi, vì nó đáp ứng đầy đủ các tính năng an toàn khi vận hành. Tuy nhiên ngày nay chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông đã được nâng cấp, cải thiện rất đáng kể. Tại Việt Nam đã có rất nhiều tuyến cao tốc, vận tốc chuyển động tối đa cho phép là 120 km/h. Với vận tốc chuyển động lớn như vậy, đòi hỏi yêu cầu rất cao từ hệ thống phanh. Trong trường hợp này, hệ thốn phanh dẫn động thủy lực truyền thống đã không đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó. Với sự phát triển bùng nổ của kỹ thuật điện tử và tin học, với những xe ô tô hiện đại ngày nay, hệ thống phanh được sử dụng là hệ thống phanh điều khiển điện tử. Hệ thống phanh điều khiển điện tử được tích hợp các chức năng chính: chống bó cứng, hỗ trợ phanh khẩn cấp, phân bố lực phanh điện tử, ổn định chuyển động xe, phân bố lực kéo.