Đặt “Chủ đích” vào “Giải quyết vấn đề” của Toyota - Áp dụng vào hoạt động đào tạo của GV, SV khoa Ôtô

Thứ tư - 25/07/2018 09:08
Đột phá không sinh ra từ những lời hô hào khẩu hiệu sáo rỗng. Có “chủ đích” rõ ràng thì mới làm đến cùng được.
Cách giải quyết vấn đề của Toyota
Theo ông Kato Yoshiaki – chuyên gia đào tạo giải quyết vấn đề đã từng nói: Không thể thiếu chủ đích của bản thân “muốn làm gì” khi tiến hành giải quyết vấn đề tầm nhìn chiến lược.
Có một công xưởng của công ty được ông Kato quản lý đang gặp rắc rối do tình trạng làm ăn thua lỗ kéo dài. Người trưởng công xưởng đã quyết định đến trao đổi với ông Kato. Ông Kato đã hỏi anh rằng: “Này anh, anh nghĩ rằng mình muốn làm gì? Đây là cách để ông Kato xác nhận “chủ đích” mà người công xưởng trưởng đang ấp ủ. Anh ta trả lời “Từ trước đến nay công ty sản xuất theo lô, khoán cho một người làm nhiều công đoạn gây lãng phí. Tôi muốn thay đổi sang sản xuất dây chuyền, không để tồn kho mà công việc sẽ suôn sẻ hơn do được chuyên môn hóa và tối ưu dòng chảy công việc.
Cuong 1T7
Hình 1. Giải quyết vấn đề
Khi ông tiếp tục hỏi sâu hơn “Cụ thể là anh muốn thực hiện như thế nào?”, nếu bị lỡ kế hoạch thì sẽ thế nào? Ông Kato tiếp tục với những câu hỏi và từng bước cụ thể hóa “chủ đích” của trưởng công xưởng và cách thức thực hiện. Còn người công xưởng trưởng bắt đầu thấy được sự rõ ràng và sự tự tin để mình thực hiện hình thức sản xuất dây chuyền.
“Giải quyết vấn đề tầm nhìn chiến lược sẽ không xuất hiện nếu chỉ tay năm ngón: làm cái này đi, làm cái kia đi khi xử lý vấn đề có tầm cỡ như tầm nhìn chiến lược, chỉ có đưa chủ đích của bản thân “muốn làm thế này” vào thì mới thổi được sinh khí vào công việc, từ đó tự nguyện hành động. Ngược lại, nếu giải quyết vấn đề không có chủ đích, khi gặp chướng ngại sẽ sớm từ bỏ, không thể thuyết phục người khác hành động.
“Giải quyết vấn đề” được áp dụng tại khoa Ô tô
Đối với lãnh đạo khoa ô tô, giảng viên và sinh viên thường xuyên đối thoại, trao đổi những vấn đề khó khăn trong hoạt động đào tạo. Mối quan hệ giữa lãnh đạo khoa – Giảng viên; lãnh đạo khoa – sinh viên; Giảng viên –sinh viên đã áp dụng sáng tạo theo giải quyết vấn đề của Toyota - các câu hỏi trong buổi hội thảo, đối thoại hoặc vấn đề phát sinh trong giảng dạy và học tập đều hướng đến “chủ đích” muốn làm gì? cách làm ra sao? Với lãnh đạo khoa, giảng viên luôn có thái độ “cầu thị” và luôn trợ giúp sinh viên sáng tạo, phát huy khả năng của mình.
Cuong 2T7
Hình 2. SV rèn kỹ năng kiểm tra hư hỏng chi tiết của động cơ Toyota Vios
Trong những năm vừa qua, có sự sáng tạo trong cách quản lý, giảng dạy của Khoa ô tô. Do vậy, khoa Ô tô đã đạt được những thành tích như: Chuẩn đầu ra của sinh viên ngành CNKT ô tô được đảm bảo. Mỗi năm có hơn 100 sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm, trong đó có 70-80% sinh viên làm việc đúng chuyên môn tại các doanh nghiệp ô tô. Đặc biệt sau khi tốt nghiệp 3-5 năm, có khoảng 10% cựu sinh viên thành đạt, làm tại các vị trí quan trọng của doanh nghiệp hoặc trở thành giám đốc, chủ gara ô tô.
Kết quả đạt được như vậy là nhờ sự tâm huyết của các giảng viên đã truyền “lửa” cho sinh viên trong quá trình học tập. Để từ đó sinh viên phát huy khả năng của bản thân, sáng tạo giải quyết vấn đề và luôn đặt chủ đích của bản thân “muốn làm gì” khi tiến hành giải quyết vấn đề công việc.

Tác giả bài viết: Nguyễn Đình Cương

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây