Khoa ô tô, trường Đại học Sao Đỏ

http://oto.saodo.edu.vn


Ngành công nghệ Kỹ thuật ô tô - Sự lựa chọn đúng của sinh viên theo xu thế phát triển xã hội

Khi sinh viên bước vào giảng đường đại học, đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và quyết định sự thành bại trong sự nghiệp của mỗi người. Vậy, sinh viên đã chọn ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô để học tập phù hợp với sự phát trển trong thời đại ngay nay.
Có thể khẳng định rằng, công nghiệp ô tô là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Chính phủ đã xác định rõ: Mục tiêu là xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.
Mặt khác, sau năm 2018, khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước trong ASEAN về 0%, chắc chắn nước ta sẽ nhập khẩu nhiều hãng xe giá rẻ từ các nước trong khu vực. Về quy mô thị trường, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ tiềm năng, với quy mô dân số hơn 90 triệu dân và thu nhập bình quân dự kiến đạt 3.000 USD/người vào năm 2020. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển thị trường ô tô. Khi số lượng xe ô tô càng nhiều thì cơ hội việc làm của kỹ thuật viên, kỹ sư ô tô càng lớn.
Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô-Trường Đại học Sao đỏ đào tạo theo hướng ứng dụng. Trong những năm qua, chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu của cho các doanh nghiệp ô tô như: Doanh nghiệp Toyota (Long Biên, Hải Dương, Bắc Ninh, Lạng Sơn); Công ty Thaco khu vực bắc bộ; Công ty Mazda Hải Dương; Công ty cổ phần Công nghiệp ô tô –Vinacomin Cẩm Phả - Quảng Ninh...Đặc biệt, nhiều cựu sinh viên hiện nay là quản đốc, trưởng phòng, tổ trưởng tổ sửa chữa tại các công ty.
cg1
Bảo dưỡng sửa chữa xe ô tô
Vậy học như thế nào, động cơ ý thức học ra sao, để sau khi tốt nghiệp đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp?
Thứ nhất: Có động cơ, mục đích học tập
Sinh viên muốn tương lai khi mình trưởng thành có năng lực và thành đạt thì con đường duy nhất để thực hiện hoài bão, ước mơ ấy không có con đường nào hiệu quả hơn là học tập và nỗ lực học tập. Hoài bão, ước mơ ấy là động cơ học tập cốt lõi nhất, quan trọng nhât, chân chính nhất của bản thân người sinh viên.

cg2Cố gắng hoàn thành hết các mục tiêu
Thứ hai: Phải biết yêu ngành học, đam mê công việc và tâm huyết nghề nghiệp của mình như những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đồng thời biết vượt qua những khó khăn và kiểm tra lại mục tiêu mà mình muốn đạt đến trong công việc.
cg3
Đam mê quyết định thành công
Thứ ba: Sinh viên nhận thức đầy đủ nhất về ngành mình đang học của mình là cơ hội việc làm khi ra trường. Do vậy phải tích lũy tri thức (kỹ năng nghề) cách đầy đủ cho hoạt động nghề nghiệp khi ra trường.
Thứ tư: Phải làm việc theo kế hoạch, mục tiêu dài hạn, vạch ra và hoàn thành từng nấc thang một trong cuộc đời. Tìm thấy cái duyên của nghề nghiệp và luôn học hỏi những gì chưa biết, và biết sửa sai khi đã mắc sai lầm.
cg4
Đón nhận thử thách
Thứ năm: Để thành công, khát vọng thành công của bạn phải lớn hơn nỗi sợ hãi sự thất bại.

Tác giả bài viết: TS. Nguyễn Đình Cương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây