Nghiên cứu xác định các hệ số lực khí động của xe du lịch

Thứ hai - 25/10/2021 11:57

Khi  xe du lịch chuyển động trong điều kiện gió ngang lớn có nguy cơ mất ổn định do các lực, mô men khí động. Các hệ số lực, mô men khí động phụ thuộc rất lớn vào góc nghiêng tương đối giữa gió ngang và mặt phẳng đối xứng dọc của xe. Việc xác định mối quan hệ giữa các hệ số lực, momen khí động theo góc nghiêng tương đối trên là quan trọng trong các nghiên cứu về ổn định chuyển động của xe du lịch trong điều kiện gió ngang. Bài báo này trình bày phương pháp xác định các hàm hệ số lực, momen khí động dạng đa thức bậc ba theo góc nghiêng từ các giá trị tính toán mô phỏng rời rạc. Ngoài ra, trong nghiên cứu này cũng xác định các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của các giá trị hệ số lực, momen khí động từ các hàm toán học tương ứng trong điều kiện khảo sát.

1. GIỚI THIỆU

Gió ngang ổn định có giá trị và phương của vận tốc không thay đổi theo thời gian. Khi xe du lịch chuyển động trong điều kiện gió ngang ổn định, thân xe sẽ chịu tác động đồng thời từ 2 nguồn gió: nguồn gió do lực cản không khí do chuyển động dọc của xe (vv) và nguồn gió ngang ổn định (vw). Theo tác giả Hucho [1] sự tác động của 2 nguồn gió trong điều kiện gió ngang ổn định sẽ tương đương với một nguồn gió có tốc độ v và góc nghiêng SB 3 1 (góc nghiêng giữa gió ngang và mặt phẳng đối xứng dọc của xe). Khi đó vận tốc v tương đương và góc xoay y của gió (so với phương chuyển động dọc x) được tính như sau:

CT 3 1           (1)

CT 3 2                  (2)

3 1

Hình 1. Mô hình gió ngang ổn định tác động lên xe du lịch

Thông số góc nghiêng SB 3 2 là rất quan trọng trong nghiên cứu ổn định chuyển động của ô tô trong điều kiện gió ngang. Các lực, momen khí động tác động lên xe du lịch trong trường hợp này được tính như sau:

CT 3 3                       (3)

CT 3 4                       (4)

CT 3 5                        (5)

CT 3 6                      (6)

CT 3 7                (7)

CT 3 8               (8)

Trong đó:

 CD là hệ số lực dọc (theo trục x)

 CS là hệ số lực ngang (theo trục y)

CL là hệ số lực thẳng đứng (theo trục z)

CR là hệ số mô men lắc ngang (quanh trục x)

CP là hệ số mô men lắc dọc (quanh trục y)

CY là hệ số mô men quay thân xe (quanh trục z)

D là lực cản khí động (N)

S là lực bên khí động (N)

L là lực nâng khí động (N)

MR là mô men lắc ngang (Nm)

MP là mô men lắc dọc (Nm)

MY là mô men xoay thân xe (Nm)

 A là diện tích cản chính diện (m2)

 l là chiều dài cơ sở của xe (m)

V là vận tốc gió tương đương (m/s)

 r: mật độ không khí (kg/m3).

Các hệ số lực và mô men khí động (CD, CS, CL, CR, CP, CY) được mô tả bằng các hàm toán học trong các nghiên cứu về ổn định chuyển động khí động từ các tác giả nước ngoài. Cụ thể các tác giả Milan Batista (2014), Barker (1986), Walczak (2016) sử dụng hàm số mũ, hàm sin ([2], [3], [5]) sử dụng hàm đa thức kết hợp với hàm lượng giác; tác giả Zhang (2018, [4]) sử dụng hàm đa thức bậc 2.

Trong bài báo này, tác giả xây dựng hàm toán học bậc 3 để mô tả sự phụ thuộc của các hệ số khí động theo góc nghiêng. Các hàm của hệ số khí động theo góc nghiêng được xác định từ các giá trị của hệ số khí động được tính toán bằng mô phỏng dựa trên phần mềm chuyên dụng.

2. TÍNH TOÁN CÁC GIÁ TRỊ HỆ SỐ KHÍ ĐỘNG BẰNG PHẦN MỀM CHUYÊN DỤNG

2.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH 3D

Trong bài báo này sử dụng xe Toyota Altis 2017 là xe tham khảo. Khi thực hiện mô phỏng, để phù hợp với khả năng tính toán của máy tính nhưng vẫn đảm bảo được tính đúng đắn, độ tin cậy và sự tương thích của bài toán nghiên cứu với thực tiễn, bài báo sử dụng các giả thiết sau:

- Mô hình vỏ xe là tuyệt đối cứng, không xảy ra sự biến dạng của vỏ xe trong suốt quá trình mô phỏng

- Bỏ qua quá trình trao đổi nhiệt giữa vỏ xe và không khí

- Bề mặt vỏ xe là bề mặt nhẵn, gầm xe được bọc phẳng (không xét đến các yếu tố khác của xe như: gương, gạt mưa, các gân, gờ, tay nắm cửa, ...)

Hệ tọa độ trong quá trình tính toán các lực, momen khí động là hệ tọa độ Đề các vuông góc, với gốc tọa độ trùng với trọng tâm của xe du lịch. Chiều “+” của các lực, mô men khí động được quy ước giống như hình 2.

3 2

Hình 2. Mô hình 3D xe du lịch tham khảo trên hệ tọa độ

2.2. MÔ HÌNH DÒNG RỐI

Trong nghiên cứu khí động học ô tô, để mô tả dòng chảy không khí bao quanh vỏ xe các nhà nghiên cứu sử dụng phương trình Navier – Stoke. Với vận tốc dòng khí không lớn (hệ số M<0,3) nên có thể coi dòng khí chảy xung quanh vỏ xe ô tô là dòng không nén, khi đó ta có hệ phương trình vi phân sau:

CT 3 9

       Để giải hệ phương trình vi phân này, phần mềm chuyên dụng sử dụng các mô hình dòng rối. Tác giả lựa chọn mô hình k-epsilon (2 eqn), Realizable với điều kiện biên “Non-Equilibrium Wall Functions Wall Treatmen”.

2.4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG

Các hệ số lực, mô men khí động được xác định từ các giá trị lực và mô men khí động theo các phương trình từ (3) đến (8). Các lực, mô men khí động được tính toán bằng phần mềm chuyên dụng có độ chính xác cao là Ansys Fluent [6] [7].

Các giá trị hệ số lực, hệ số mô men khí động theo các góc nghiêng được xác định theo bảng số 1 và bảng số 2.

Bảng 1. Hệ số lực khí động theo các góc nghiêng

Góc nghiêng

CD

CS

CL

100

0,325

0,485

0,019

200

0,347

0,956

0,778

300

0,306

1,465

1,373

400

0,225

1,940

1,674

500

0,084

2,273

1,750

600

-0,063

2,308

1,621

700

-0,125

2,151

1,116

800

-0,139

2,064

0,742

Bảng 2. Hệ số mô men khí động theo các góc nghiêng

Góc nghiêng

CD

CS

CL

100

0,040

0,031

0,140

200

0,064

0,028

0,267

300

0,088

0,021

0,324

400

0,124

-0,040

0,336

500

0,170

-0,071

0,305

600

0,221

-0,095

0,275

700

0,216

-0,068

0,167

800

0,227

-0,051

0,021

3. XÂY DỰNG HÀM TOÁN HỌC CỦA CÁC HỆ SỐ KHÍ ĐỘNG

Khi xe du lịch di chuyển trong điều kiện gió tự nhiên, góc nghiêng SB 3 2 luôn luôn thay đổi. Vì vậy trong nhiều nghiên cứu về ổn định ngang các tác giả xây dựng hàm toán học của các hệ số khí động theo góc nghiêng SB 3 2 . Từ một số giá trị rời rạc các hệ số khí động như bảng 1, 2 tác giả lựa chọn hàm đa thức bậc ba để mô tả đặc trưng cho các hệ số khí động [5].

3.1. HỆ SỐ LỰC KHÍ ĐỘNG

Các hệ số lực khí động được minh họa như trên hình 4. Trong đó điểm hình vuông, nét liền biểu diễn giá trị mô phỏng và đồ thị hàm số của hệ số lực cản. Điểm hình tròn, nét chấm biểu diễn giá trị mô phỏng và đồ thị của hàm số hệ số lực bên. Điểm hình tam giác, nét đứt biểu diễn giá trị mô phỏng và đồ thị của hàm số hệ số lực nâng. Các hàm lực khí động được xác định như sau:

CT 3 10
CT 3 11
CT 3 12

3 3

Hình 4. Các hệ số lực khí động

Việc xác định hàm toán học đặc trưng cho hệ số lực khí động từ các giá trị rời rạc trong bài báo là quá trình nội suy. Để đánh giá độ chính xác của quá trình nội suy xác định hệ số cản khí động, tác giả Zhang sử dụng chỉ số R-square (sai lệch bình phương trung bình) với tiêu chuẩn > 0,95. Các hệ số CD, CS, CL trong bài báo có chỉ số R-square từ 0,9903 đến 0,9907 đều > 0,95.

Hệ số cản sẽ đạt cực đại CDmax = 0,362 tại góc nghiêng SB 3 2= 25,20. Hệ số lực bên cực đại CSmax = 2,331 tại góc nghiêng SB 3 2= 59,20. Hệ số lực nâng cực đại CLmax = 1,80 tại góc nghiêng SB 3 2= 51,10.

3.2. HỆ SỐ MÔ MEN KHÍ ĐỘNG

Các hệ số mô men khí động được minh họa như trên hình 5. Trong đó điểm hình vuông, nét liền biểu diễn giá trị mô phỏng và đồ thị hàm số của hệ số mô men lắc ngang. Điểm hình tròn, nét chấm biểu diễn giá trị mô phỏng và đồ thị của hàm số hệ số mô men lắc dọc. Điểm hình tam giác, nét đứt biểu diễn giá trị mô phỏng và đồ thị của hàm số hệ số mô men xoay thân xe.

3 5

Hình 5. Các hệ số mô men khí động

Các hàm lực khí động được xác định như sau

CT 3 13
CT 3 14
CT 3 15

Các hệ số mô men khí động CR, CP, CY trong bài báo có chỉ số R-square từ 0,9505 đến 0,995 đều > 0,95.

Hệ số momen lắc ngang cực đại CRmax = 0,22 tại góc nghiêng SB 3 2= 71,30. Hệ số momen lắc dọc cực đại CPmax =  0,045 tại góc nghiêng SB 3 2= 10,20. Hệ số mô men xoay thân xe cực đại CYmax =  0,349 tại góc nghiêng SB 3 2= 38,40.

4. KẾT LUẬN:

Bài báo đã xác định hàm số của hệ số khí động theo góc nghiêng dựa trên các giá trị rời rạc từ mô phỏng số với độ chính xác cao. Kết quả của nghiên cứu có thể được sử dụng làm thông số đầu vào cho bài toán đánh giá sự ổn định chuyển động của xe du lịch trong các điều kiện gió ngang khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. W.H.Hucho, 1998. Aerodynamics of Road Vehicles: From Fluid Mechanics to Vehicle Engineering. SAE International.

[2]. Milan Batista, 2014.  A simple static analysis of moving road vehicle under crosswind.  J.    Wind Eng. Ind. Aerodyn. 128 105–113

[3]. Baker, 1986. A simplified analysis of various types of wind-induced road vehicle accidents. Journal of Wind Engineering and Industrial Aerodynamics, 22, 69-85.  

[4]. S Walczak, 2016. Analysis of vehicle dynamics under sadden cross
wind. IOP Conf. Ser.: Mater. Sci. Eng. 148 012030

[5]  Zhe Zhang, 2018. Combined simulation of heavy truck stability under sudden and discontinuous direction change of crosswind with computational fluid dynamics and multi-body system vehicle dynamics software. Advances in Mechanical Engineering, Vol.10(7) 1-10.

[6] Đo Tien Quyet, Nguyen Dinh Cuong, 2020.  Research calculation of drag coefficients by Ansys Fluent.  Tạp chí  nghiên cứu khoa học   Đại học Sao Đỏ số 2 - 2020, 28-32.

[7] Do Tien Quyet, 2020.  Study on computation of aerodynamic force acting on sedan in steady wind conditions. Tạp chí nghiên cứu khoa học Đại học Sao Đỏ số 4 -2020, 50-55.

Nguồn tin: Đỗ Tiến Quyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây