Vắt óc suy nghĩ sẽ nhìn ra vấn đề
Đối với những người mới bắt tay vào giải quyết vấn đề, chỉ ngay việc chọn chủ đề cần giải quyết không chừng cũng là một thử thách khó khăn.
Nhưng những người nhân viên mới, thường sẽ vừa làm thử theo nhiều cách, sai thì sửa và vừa làm quen dần.
Ông Ohshima, một chuyên gia đào tạo giải quyết vấn đề đã chia sẻ như sau:
“Tại Toyota, nhân viên mới vào công ty sẽ được những đàn anh đi trước, cấp trên dành thời gian hướng dẫn chỉ bảo cách giải quyết vấn đề một cách chu đáo. Tuy nhiên, tại những công ty mà tôi đi chỉ đạo, nhân viên tại đây gần như chưa từng học qua về phương pháp giải quyết vấn đề. Trong những buổi dạy, tôi chỉ cho các học viên phương pháp ghi chép vào tờ giấy A3 mà tôi gọi là: “tờ giải quyết vấn đề“ được sử dụng trong Toyota. Nhưng gần như tất cả chỉ biết cầm bút trên tay, không biết suy nghĩ, trình bày ý tưởng như thế nào.
Khi gặp những trường hợp như thế, tôi sẽ hạ thấp mức độ yêu cầu xuống. Giả sử nếu có người nào đó từng viết tờ giấy giải quyết vấn đề thì những người còn lại có thể bắt chước để làm theo. Trường hợp không có người nào từng có kinh nghiệm thì tôi hạ thấp thêm một bậc cho phép những học viên có thể viết những gì lóe lên trong đầu cũng được”.
Hãy tập thói quen ghi những ý tưởng “chợt lóe lên” để đạt được chủ đích
Đương nhiên, những suy nghĩ “chợt lóe” lên trong đầu không chắc sẽ trở thành phương pháp giải quyết vấn đề. Nhưng ở đây, tôi muốn phải tập trung vào việc rèn luyện suy nghĩ của người tham gia, đặc biệt những người “dị ứng” với việc giải quyết vấn đề. Điều quan trọng hơn cả đó là tập thối quen tự mình suy nghĩ.
Khi tự mình vắt óc suy nghĩ họ mới bắt đầu nhìn thấy được vấn đề
Nếu thấy có vẻ khó cũng không sao, hãy cầm bút vừa ghi chú lại vừa thử khiến cái đầu phải suy nghĩ. Tự mình suy nghĩ là bước khởi đầu để cải thiện năng lực giải quyết vấn đề.
Tác giả bài viết: Vi Minh Quang
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn